ĐIỂM DU LỊCH TÂM LINH KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA MỘ VÀ ĐỀN THỜ LÊ ĐỨC TUY
MỘ VÀ ĐỀN THỜ LÊ ĐỨC TUY
I.
Đặc điểm di tích:
Hiện nay, Mộ và đề
thờ Lê Đức Tuy thuộc xóm Nhân Hậu, xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Đền thờ Lê Đức Tuy – xóm Nhân Hậu, xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn
Trải
qua các thời kỳ lịch sử, di tích lịch sử vẫn giữ nguyên vị trí ban đầu, nhưng địa
danh có sự thay đổi như sau:
+ Xưa vùng đất này có tên gọi là Kẻ Gành
+ Thời Lê Trung Hưng (1533-1789), di tích thuộc giáp Đồng
Nhân, làng Nhân Hậu, xã Thịnh Lạc, tổng Nộn Liễu, huyện Nam Đường, phủ Anh Đô,
trấn Nghệ An.
+ Thời Tây Sơn, trấn Nghệ An đổi thành trấn Nghĩa An. Di
tích thuộc giáp Đồng Nhân, làng Nhân Hậu, xã Thịnh Lạc, tổng Nộn Liễu, huyện
Nam Đường, phủ Anh Đô, trấn Nghĩa An.
+ Thời Nguyễn:
Năm 1802, trấn Nghĩa An đổi thành trấn Nghệ An. Di tích
thuộc giáp Đồng Nhân, làng Nhân Hậu, xã Thịnh Lạc, tổng Nộn Liễu, huyện Nam Đường,
Phủ Anh Đô, trấn Nghệ An.
Năm 1822, phủ Anh Đô đổi thành phủ Anh Sơn, di tích thuộc
giáp Đồng Nhân, làng Nhân Hậu, xã Thịnh Lạc, tổng Nộn Liễu, huyện Nam Đường, Phủ
Anh Đô, trấn Nghệ An.
Năm 1831, trấn Nghệ An đổi thành tỉnh Nghệ An, di tích
thuộc giáp Đồng Nhân, làng Nhân Hậu, xã Thịnh Lạc, tổng Nộn Liễu, huyện Nam Đường,
Phủ Anh Đô, trấn Nghệ An.
Năm 1886, huyện Nam Đường đổi thành huyện Nam Đàn, tổng Nộn
Liễu đổi thành tổng Xuân Liệu, giáp Đồng Nhân được mở rộng và lấy tên gọi là
thôn Đồng Nhân. tổng Nộn Liễu, huyện Nam Đường, Phủ Anh Đô, trấn Nghệ An. Di
tích lúc này thuộc thôn Đồng Nhân, làng Nhân Hậu, xã Thịnh Lạc, tổng Xuân Liễu,
huyện Nam Đàn, phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Năm 1945 theo chủ trương của nhà nước xóa bỏ cấp tổng và
cấp phủ, di tích thuộc thôn Đồng Nhân, làng Nhân Hậu, xã Thịnh Lạc, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An.
Năm 1946, xã Thịnh Lạc đổi tên thành xã Lạc Hồng, di tích
thuộc thôn Đồng Nhân, làng Nhân Hậu, xã Lạc Hồng, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Cuối năm 1947 đến
đầu năm 1948, hập hai xã Lạc Hồng và xã Tự Trì thành xã Hùng Tiến. Di tích thuộc
thôn Đông Nhân, làng Nhân Hậu, xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Tháng 3 năm
1952, xã Hùng Tiến tách thành hai xã Hùng Thịnh và Đông Tiến, bỏ cấp làng. Di
tích thuộc thôn Đồng Nhân, xã Hùng Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Năm 1954, huyện
Nam Đàn sắp xếp lại đơn vị hành chính gồm có 33 xã và 01 thị trấn, quy định đổi
tên xã đều có chữ Nam đứng đầu, xã Hùng Thịnh đổi tên thành xã Nam Lạc. Di tích
thuộc thôn Đồng Nhân, xã Nam Lạc, huyện Nam Đàn, tỉnhNghệ An.
Từnăm 1968-1969,
nhập 3 xã Nam Lạc, Nam Tiến, Nam Hùng thành xã Hùng Tiến, thôn Đồng Nhân nhập lại
với thôn Xuân Lâm thành xóm Xuân Lâm. Di tích lúc này thuộc xóm Xuân Lâm, xã
Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Từ năm
1976-1991, tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nhập lại thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Di tích lúc
này thuộc xóm Xuân Lâm, xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh NghệTĩnh.
Năm 1991, tỉnh
Nghệ Tĩnh lại tách thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Di tích lúc này thuộc xóm Xuân Lâm, xã HùngTiến,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Năm 2019 thực hiện
chủ trương sáp nhận đơn vị hành chính sáp nhập 3 xóm Xuân Lâm, Bình Sơn, Phúc
chỉ thành xóm Nhân Hậu. Di tích lúc này thuộc xóm Nhân Hậu, xã Hùng Tiến, huyện
Nam Đàn, tỉnhNghệ An.
II.
Phân loại Di tích
Căn cứ kết quả khảo sát, nghiên cứu về di tích cho thấy Mộ
và đền thờ Lê Đức Tuy thuộc loại hình: Di tích lịch sử và Kiến trúc Nghệ thuật.
Cảnh quan xung quanh đền
thờ
Năm
2003 được UBND tỉnh Nghệ An công nhân đi tích lịch sử Văn hóa cấp tỉnh, đến năm
2017 Mộ và Đền thờ Lê Đức Tuy được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch xếp hạng
Di tích lịch sử cấp Quốc gia
III.
Sự kiện, nhân vật lịch sử của Di tích:Lê ĐứcTuy (1444-1516)
Ông Lê Đức Tuy,
sinh năm Giáp Tý (1444) trong một gia đình nhà Nho nghèo. Bố là Lê Trừng Nguyên
ở thôn Ngọc Lâm, tổng Thái Xá, huyện Đồng Thành (nay là xã Diễn Thắng, huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An).
Sinh ra và lớn
lên trong cảnh đất nước thái bình thịnh trị, quê hương, đất nước đang đòi hỏi
nhiều nhân tài đứng ra xây dựng nước nhà cường thịnh. Biết con có tư chất thông
minh, đất nước cần nhân tài, ông Lê Trừng Nguyên tuy nhà nghèo nhưng đã dồn
công của, sức lực cho Lê Đức Tuy học tập ngay từ nhỏ. Ông vừa rèn luyện, kèm cặp,
dạy dỗ con, vừa nhờ đến các vị túc nho trong làng, mong còn thành tài để giúp
dân, giúp nước.
Thuở nhỏ,
Lê Đức Tuy thông minh hiếu học lại được
sự dạy dỗ của người cha, ngày đêm dùi mài kinh sử, nuôi chí luyện tài nên Lê Đức
Tuy đã đỗ đạt cao, đặc biệt năm 1467 ông đã vào trường Quốc Tử Giám khi ông vừa
mời tròn 23 tuổi, một thời gian học tại trường QuốcTử Giám ông được bổ làm quan
Quản Lĩnh phủ Anh Đô, thừa tuyên Nghệ An. Trị sở của phủ Anh Đô lúc này đóng tại
vùngThịnh Lạc, tổng Nộn Liễu, huyện Nam Đường (Hiện nay là vùng đất của xã
HùngTiến, huyện Nam Đàn, tỉnhNghệ An).
Sau một thời
gian dài cống hiến với bao vất vả, khổ cực vì sự nghiệp khai hoang, lập làng của
quan Quản Lĩnh Vinh Phúc bá Lê Đức Tuy và sự bình yên thịnh vượng của vùng trị
sở phủ Anh Đô. Ngày 15 tháng Giêng năm 1516, do sức yếu, bệnh tật, ông đã qua đời,
hưởng thọ 72 tuổi. Tưởng nhớ tới công lao to lớn của vị quan thanh liêm, nhân
dân đã mai tang và lập đền thờ ông tại vùng Bến Đá và ban sắc phong cho quan Quản
Lĩnh Lê ĐứcTuy, giao cho giáp Đồng Nhân
tong tiền phụng sự. Suy tôn ông là“Bản cảnh
Thành hoàng nẫm trứ linh ứng, trứp hong Dực bảo Trung hung linh phù tôn Thần”.
I.
Sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng liên quan đến di tích
Mộ và đền thờ Lê Đức Tuy là nơi sinh hoạt văn hóa tâm
linh của nhân dân giáp Đồng Nhân, xã Thịnh Lạc vào các ngày sóc, vọng hàng
tháng, ngày rằm tháng Bảy, rằm tháng Giêng… nhằm gửi gắm niềm tin vào sự phù hộ
độ trì của vị phúc thần Lê Đức Tuy.
Do thời gian, lịch sử và chiến tranh, các tập tục lễ tế xưa tại đền bị
mai một. Hiện nay chính quyền và nhân dân địa phương chỉ mới khôi phục được lễ
tế chính vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm nhưng vẫn còn đơn giản, sơ khai.
Một số hình ảnh tại buổi lễ tế rằm tháng Giêng:
Đến với di tích Mộ và đền thờ Lê
Đức Tuy quý khách sẽ cảm nhận một cảnh quan yên bình. Một cấu trúc di tích cổ
kính và trang nghiêm.
Xuân Khánh